Tỏi không chỉ là một gia vị quan trọng khi chế biến món ăn mà còn là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Do đó khá nhiều người thắc mắc cụ thể tỏi có tác dụng gì? Ăn tỏi như thế nào đúng cách để tốt cho sức khỏe?. Để có được những lý giải chi tiết bạn hãy tham khảo thông tin trong bài viết sau đây.
Ngoài những giá trị dinh dưỡng cao trong ẩm thực mà tỏi còn được xem là một vị thuốc với nhiều lợi ích hấp dẫn. Theo như tài liệu của Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam – Bộ Y tế thì cứ trong 100gr tỏi sẽ có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
Tỏi có rất nhiều công dụng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của mỗi người hàng ngày. Những tác dụng của tỏi được tổng hợp cụ thể như sau:
Trong thành phần của tỏi chứa chất sulfur có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn cực mạnh cho những người đang có vết thương. Đặc biệt mỗi ngày bạn đều sử dụng tỏi còn giúp phòng ngừa cảm cúm và các bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Khi bạn ăn tỏi sẽ giảm được 63% nguy cơ bị mắc cảm cúm. Ngoài ra việc ăn tỏi còn hạn chế việc bị cảm đến 70% và cho phép phục hồi sức khỏe nhanh hơn nếu cảm cúm. Tác dụng này là một trong số những lời giải đáp cho thắc mắc tỏi có tác dụng gì? mà người đọc đang muốn biết.
>>>Uống nước rau má có tác dụng gì? Bạn đã biết?
Nhiều chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra tỏi có tác dụng trong việc phòng ngừa và giảm thiểu bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường ruột. Bên cạnh đó, tỏi còn giúp ức chế và ngăn ngừa ung thư dạ dày cùng với việc ngăn chặn sự xâm hại của nhiều độc tố, kim loại nặng gây bệnh cho cơ thể.
Đồng thời những chất có trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, hạn chế sự hình thành các gốc tự do và phòng ngừa ung thư hiệu quả. Đặc biệt tỏi có thể làm chậm quá trình phát triển và giảm kích thước của các khối u như: u vú, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư gan, ..
Những thành phần có trong tỏi như: vitamin B6, Vitamin C, kẽm và các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. Đặc biệt chúng tăng khả năng hấp thụ canxi vào cơ thể giúp xương chắc khỏe hơn. Đồng thời chị em phụ nữ ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp làm chậm quá trình loãng xương khá hiệu quả. Tỏi còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng đau cho những bệnh nhân xương khớp.
Ăn tỏi thường xuyên sẽ làm tăng lượng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu cho cơ thể. Điều này sẽ giúp loại bỏ những mảnh xơ vữa bám trên thành mạch máu. Ngoài ra ăn tỏi liên tục sẽ làm chậm quá trình lão hóa của động mạch chủ. Đồng thời tỏi còn giúp hạ mỡ máu, ức chế tích tụ tiểu cầu có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.
>>>Bạn đã biết tác dụng tuyệt vời của gừng là gì chưa?
Cùng với những tác dụng tuyệt vời của tỏi thì ăn đúng cách cũng có vai trò quan trọng không kém. Nếu bạn không biết sử dụng tỏi hợp lý có thể gây phản tác dụng.
Một loại khí có trong tỏi là Hydrogen sulfide có khả năng bảo vệ tim nếu được hấp thụ một lượng nhỏ. Khí này tồn tại một thời gian ngắn trong tỏi tươi hoặc giã nát. Khi chế biến tỏi hoặc để tỏi lâu ngày bị khô thì khí này sẽ bị biến mất. Mặc dù tỏi đã qua chế biến hoặc để khô vẫn có thể bảo vệ chúng ta bởi những chất chống oxy hóa. Tuy nhiên tỏi tươi vẫn tốt hơn rất nhiều lần. Bạn có thể dùng tỏi để ăn cùng với mật ong, sữa chua, táo xay. Nếu bạn ngại khi ăn tỏi sẽ để lại mùi thì ăn kèm với một ít rau mùi.
Bạn nên để tỏi khoảng 10- 15 phút sau khi băm nhuyễn rồi với đưa vào sử dụng. Để tiết kiệm thời gian bạn hãy băm tỏi khi đang nấu nướng, xong món này đến món khác thì có thể dùng luôn. Những thành phần Allicin có trong tỏi chỉ phát huy được công dụng tuyệt vời của mình khi để ngoài một thời gian nhất định. Các enzym có trong không khí sẽ giúp tăng cường những khoáng chất có trong tỏi.
Bạn chỉ nên ăn một lượng tỏi vừa đủ bởi những khí hydrogen sulfide nếu quá nhiều sẽ biến thành chất độc và không tốt cho cơ thể. Chính vì vậy ăn một tép tỏi mỗi ngày là hợp lý và đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra tỏi có vị cay nếu ăn quá nhiều sẽ làm mất cân bằng môi trường dạ dày. Do đó tình trạng ăn không ngon dẫn đến tình trạng căng thẳng mệt mỏi khiến cân nặng bị sụt giảm nghiêm trọng. Đặc biệt nam giới có nguy cơ vô sinh nếu ăn quá nhiều tỏi.
>>> Đau dạ giày thì nên ăn gì để tránh các cơn đau tái phát?
Bạn lo lắng về việc ăn tỏi sẽ gặp phải tình trạng bị hôi miệng?. Nhưng đừng lo bạn có thể loại bỏ mùi hôi của tỏi sau khi ăn bằng những cách sau:
Chắc bạn cũng biết nếu ăn quá nhiều tỏi trong ngày thì sẽ dẫn đến dạ dạy bị kích thích và có thể gây ra chứng loãng máu. Vậy nên hãy lưu ý ngay những điều dưới đây nhé:
Tỏi rất kiêng kỵ với những bệnh nhân đang bị tiêu chảy bởi khả năng kích thích thành ruột của tỏi. Khi ăn tỏi đường ruột sẽ bị tổn thương phần niêm mạc có thể dẫn tới xuất huyết và nghẽn mạch máu dẫn tới phù nề. Nếu tiếp tục ăn tỏi tình trạng bệnh có thể triển biến xấu hơn và xuất hiện nhiều di chứng.
Những thành phần trong tỏi sẽ vô hiệu với những virus viêm gan, thận. Tính nóng và vị cay có trong tỏi tăng khả năng kích thích mạnh rất có hại cho đường ruột và dạ dày. Đặc biệt những người nóng gan cần tránh xa tỏi để không bị tổn thương bởi thực phẩm này. Người bị bệnh về gan thận không nên ăn tỏi bởi vì sẽ làm giảm hemoglobin gây thiếu máu nghiêm trọng cho những đối tượng này.
Khi chế biến tỏi ở nhiệt độ cao sẽ khiến những công dụng của loại thực phẩm này biến mất. Sức đề kháng của cơ thể sẽ không được cải thiện bởi vì những chất tốt nhất có trong tỏi đã bị vô hiệu hóa. Do đó khi nấu tỏi nên để ở nhiệt độ vừa phải khoảng 15 phút thì vẫn giữ được công dụng của tỏi cho sức khỏe.
Nếu sử dụng tỏi để lâu ngày bị hư hỏng hoặc lên mầm có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Thậm chí những người có sức đề kháng kém có thể bị ngộ độc. Nếu ngộ độc nghiêm trọng mà không xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng dẫn đến tử vong.
Bạn không nên ăn tỏi khi đói bởi vì những kháng sinh tự nhiên có trong thực phẩm này sẽ gây nên tình trạng nóng dạ dày. Nếu tình trạng này kéo dài bạn có thể bị loét dạ dày và những hậu quả xấu hơn nữa xảy ra. Bên cạnh đó bạn nên kết hợp tỏi cùng những thực phẩm khác để hạn chế tác dụng phụ tiềm ẩn của tỏi gây ra.
Một số thực phẩm khi kết hợp với tỏi sẽ làm giảm tác dụng hoặc có thể gây hại cho người dùng. Cụ thể như sau: thịt gà, cá trắm, thịt chó, trứng. Do đó bạn hãy chú ý để kết hợp các món ăn đảm bảo ngon và tốt cho sức khỏe mỗi thành viên trong gia đình.
Bởi vì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.
Vì để giảm quá trình chảy máu trong và sau khi phẩu thuật.
Vì có thể gây cảm giác rát bỏng, viêm da và nổi bọng nước tại chỗ.
Vì hoạt chất của tỏi có thể được tiết qua sữa mẹ và có thể làm cho trẻ sơ sinh bị đau bụng.
Vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.
Qua bài viết trên chúng tôi đã giải đáp cho thắc mắc tỏi có tác dụng gì? ăn tỏi như thế nào đúng cách và đảm bảo sức khỏe?. Hy vọng những kiến thức bổ ích này có thể giúp cho bạn lựa chọn và chế biến tỏi hợp lý để bảo vệ những người thân yêu của mình. Và đừng quên bấm theo dõi website: https://noireview.com/ để cập nhật thêm nhiều thông tin mới bạn nhé!