Đột quỵ có nguy hiểm? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Đột quỵ có nguy hiểm không? Tại sao lại bị đột quỵ? Làm sao để biết dấu hiệu bệnh và phòng tránh nó? Tất cả những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh đột quỵ là gì? Có nguy hiểm không?

Đột quỵ hay còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não. Trước đây chúng ta thường cho rằng nó là căn bệnh của người cao tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ mắc căn bệnh này gia tăng. Đó là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng. Máu cung cấp cho não bị giãn đoạn hoặc mạch máu nào đó trong não bị vỡ. Các tế bào não sẽ bị chết dần chỉ trong vài phút và khiến cho người bệnh tử vong.

Đột quỵ diễn biến nhanh và để lại nhiều di chứng nặng nề
Đột quỵ diễn biến nhanh và để lại nhiều di chứng nặng nề

Như vậy, đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm. Nó có thể đến với bất cứ ai, trong bất cứ thời điểm nào. Ngày nay, tỉ lệ người tử vong do đột quỵ tăng cao. Vì vậy đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

Bệnh lý nào xuất hiện cũng có nguyên nhân của nó. Đột quỵ cũng vậy, sau đây là một số nguyên nhân của căn bệnh này.

Các yếu tố không thể thay đổi

Đây là những vấn đề mà chúng ta không thể thay đổi nó. Bao gồm tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình, chủng tộc. Ví dụ, tỷ lệ nam giới bị đột quỵ nhiều hơn nữ giới. Những người trong gia đình đã bị chết do đột quỵ thì những người còn lại trong gia đình đó cũng có tỷ lệ mắc căn bệnh này cao hơn.

Lưu ý ngay : Các loại bệnh nguy hiểm nhất hiện nay không nên chủ quan.

Các yếu tố bệnh lý

Những bệnh lý sau đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ cao hơn. Đó là:

  • Những người đã từng bị đột quỵ.
  • Những người bị thiếu máu não.
  • Người bị thừa cân, béo phì.
  • Người bị huyết áp cao.
  • Những người bị thiếu máu não.
  • Những người hút thuốc lá.
  • Những người có lối sống không lành mạnh.

Dấu hiệu bệnh đột quỵ

Làm sao để biết chúng ta bị đột quỵ? Dựa vào những dấu hiệu sau đây:

  • Các bộ phận trên mặt có dấu hiệu lệch, không cân đối. Ví dụ miệng méo, nhân trung không thẳng.
  • Dấu hiệu thị lực giảm sút, tầm nhìn hạn chế nhanh chóng.
  • Chân tay tê mỏi và khó cử động.
  • Có dấu hiệu suy giảm và rối loạn trí nhớ. Có thể không sắp xếp được các sự kiện theo logic.
  • Khó khăn trong việc phát ngôn, diễn đạt lời nói, nói ngọng.
  • Xuất hiện tình trạng nôn hoặc buồn nôn nhiều mà không rõ nguyên do.
  • Đau đầu dữ dội.
dấu hiệu bị đột quỵ
dấu hiệu bị đột quỵ

Cách phòng tránh đột quỵ

Đột quỵ có nguy hiểm cho sức khỏe và có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên nếu biết phòng tránh thì chúng ta hoàn toàn làm chủ được sức khỏe của mình. Sau đây là một số gợi ý:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chúng ta cần cung cấp cho cơ thể chế độ ăn uống với các chất dinh dưỡng hợp lý. Điều này giúp cơ thể có đủ năng lượng, gia tăng sức đề kháng. Không những thế, dinh dưỡng hợp lý đảm bảo cơ thể phát triển cân đối, tránh tình trạng thừa cân, béo phì, gia tăng mỡ máu.

>>>Xem thêm:

Công dụng của rau diếp cá

Bệnh đa nhân cách là gì? Cách điều trị tốt nhất.

Cách phòng tránh bị đột quỵ
Cách phòng tránh bị đột quỵ

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục thể thao chính là biện pháp gia tăng sức khỏe rất hiệu quả. Sự vận động cơ thể sẽ giúp giải phóng năng lượng dư thừa, cơ bắp săn chắc, cải thiện hệ thống tuần hoàn, hô hấp. Từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Không những vậy, tập thể dục hàng ngày còn giúp trí tuệ minh mẫn và tinh thần sảng khoái.

Giữ ấm cơ thể

Điều này rất quan trọng. Giữ ấm cơ thể sẽ giúp tránh được các nguy cơ do cảm lạnh. Từ đó hạn chế tình trạng đột quỵ.

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu, thói quen này không chỉ ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp mà còn gây nên nhiều biến chứng cho hệ tim mạch, thần kinh. Những người đột quỵ hút thuốc lá có tỷ lệ cao hơn so với những người không hút thuốc lá.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bằng cách này chúng ta sẽ chủ động chăm sóc sức khỏe và biết được tình trạng sức khỏe của mình. Do vậy, 6 tháng một lần, chúng ta nên kiểm tra sức khỏe tổng thể.

Cách điều trị và biến chứng sau đột quỵ

Hiện nay, điều trị cho vấn đề đột quỵ rất khó khăn. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà hiệu quả khác nhau. Tùy từng kiểu đột quỵ người ta sẽ đưa ra những phác đồ phù hợp.

  • Đối với đột quỵ do thiếu máu cục bộ, việc điều trị khẩn cấp là tập trung vào sử dụng thuốc để khôi phục lại lưu lượng máu.
  • Đối với đột quỵ xuất huyết não, tùy thuộc vào tình trạng xuất huyết hoặc máu tụ của người bệnh, mà có cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, thực tế thì các biện pháp chỉ mang tính kiểm soát, đa số bệnh nhân thường tử vong.
Cách điều trị bệnh đột quỵ
Cách điều trị bệnh đột quỵ

Di chứng của đột quỵ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ đột quỵ của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu không tử vong người bệnh cũng chịu nhiều di chứng nặng nề cho hệ hô hấp, tuần hoàn, hệ cơ, thần kinh, tiêu hóa …

Trên đây là những vấn đề liên quan đến đột quỵ. Như vậy các bạn đã hiểu đột quỵ có nguy hiểm hay không rồi đúng không?. Hãy duy trì lối sống lành mạnh và điều độ để gia tăng đề kháng, hạn chế nguy cơ đột quỵ. Và cũng đừng quên bấm theo dõi Nơi review để cập nhiều thông tin hay bạn nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *