Nhờ đó mà những người độ pô có cảm giác cool ngầu, gây chú ý với những người cùng đi đường. Vậy độ pô xe máy có bị phạt không? Đây luôn là vấn đề gây thắc mắc cho nhiều người. Là một kênh chia sẻ kinh nghiệm sống, đánh giá, nhận xét khách quan các sản phẩm thì Noiw review sẽ giúp các bạn có câu trả lời như ý muốn. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
TÓM TẮT
Độ pô xe máy là gì?
Để trả lời cho câu hỏi độ pô xe máy có bị phạt không thì đầu tiên ta cần nắm bắt kiến thức về việc độ pô. Pô xe máy, hay còn biết đến là ống xả, là bộ phận rất quan trọng của chiếc xe máy.
Chiếc xe máy không thể hoàn chỉnh nếu thiếu pô xe. Nhờ có ống pô là khí thải bên trong xe được đưa ra ngoài, giúp âm thanh của luồng khí bên xe khi vận hành không phát ra quá to làm ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông.
Tuy nhiên, với thời đại hiện nay, đặc biệt là các thanh niên trẻ hoặc các xe có phân khối lớn thì lại muốn độ pô. Độ pô là việc làm cho âm thanh phát ra từ chiếc pô xe máy ồn hơn, vang hơn.
Khi độ pô, vĩ giảm âm cũng như ống tiêu giảm âm thanh ở trong ống pô sẽ được loại bỏ ra ngoài. Điều đó khiến khí bên trong ra ngoài nhanh hơn, tiếng nổ pô từ đó mà cũng to hơn. Mục đích của việc độ pô chính là để giới trẻ thể hiện cái tôi, thể hiện đẳng cấp của bản thân.

Độ pô xe máy có bị phạt không?
Ngày nay thì việc độ pô xe máy là rất phổ biến trong giới trẻ. Vậy độ pô xe máy có bị phạt không? Đây là một việc làm không được công nhận, bị pháp luật nghiêm cấm. Độ pô xe được xem là việc làm thay đổi kết cấu xe và những người độ pô xe sẽ bị xử phạt.
Theo Điều 8 nghị định 100/2019/NĐ-CP, pháp luật quy định rằng việc lắp đặt, sử dụng còi, đèn khác với thiết kế gốc của nhà sản xuất và việc sử dụng thiết bị âm thanh gây mất an toàn giao thông hay mất trật tự công cộng đều là những hành vi bị nghiêm cấm.
Có thể bạn chưa biết: Mức phạt lỗi xe máy không có gương chiếu hậu.

Độ pô xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Mặc dù hành vi độ pô chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng gì nhưng nó lại làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến những người cùng tham gia giao thông. Nếu hành vi độ pô bị phát hiện thì sẽ bị xử phạt theo Điều 8 nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Cụ thể là phạt tiền đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự. Mức phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi cá nhân. Đối với tổ chức là 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Kèm theo đó, lực lượng chức năng có quyền tạm ngừng và tịch thu pô đã độ.
Tuy nhiên, từ năm 2020, mức phạt được quy định theo khoản 5 điều 30 nghị định 100/2019/NĐ-CP: Đối với cá nhân sẽ là từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng cho số tiền phạt. Đối với tổ chức là từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Các mức phạt sẽ được áp dụng nếu chủ sở hữu xe vi phạm các hành vi như tự ý thay đổi khung xe, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.
>>>Có thể bạn quan tâm:

Có thể thấy rằng, việc thay đổi mức phạt, cụ thể là nâng mức phạt lên gấp đôi chính là để răn đe nghiêm khắc và bài trừ việc độ pô.
**Lưu ý:
- Nếu việc độ pô còn gây ồn ào, mất trật tự công cộng, làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh thì có thể chủ xe sẽ còn bị phạt hành chính. Cụ thể, theo nghị định 167/2013/NĐ-CP thì mức phạt là từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi vi phạm.
- Nếu nghiêm trọng hơn, có thể sẽ áp dụng nghị định 155/2016/NĐ-CP. Mức phạt là phạt cảnh cáo nếu tiếng ồn dưới 2dBA, từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Nếu tiếng ồn dưới 5 dBA sẽ phạt từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Tuỳ vào mức độ vi phạm mà có những mức phạt khác nhau, cao nhất là 160.000.000 đồng.
Kết luận
Xem đến đây chắc bạn đọc cũng đã biết được độ pô xe máy có bị phạt hay không không rồi đúng không nào. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ đem lại những kiến thức cơ bản và thiết yếu cho độc giả. Đó là cơ sở giúp cho bạn có quyết định đúng đắn nhất.
Mặc dù việc độ pô, tân trang cho chiếc xe của bạn là sở thích cá nhân nhưng đây là việc không nên làm. Không những việc độ pô gây ảnh hưởng đến xã hội mà còn làm hư hụt xe của bạn nhanh chóng. Độ pô sẽ khiến bạn tiêu tốn tiền nhiều hơn vì khi đó lượng nhiên liệu được sử dụng tăng lên. Đồng thời, vận tốc của xe cũng bị hạn chế. Cuối cùng, lời khuyên của Nơi review dành cho bạn là không nên móc pô, đục pô hay độ pô.
Ngoài ra nếu bạn đang có ý định mua pô chính hãng cho xế yêu mình thì hãy đến với cửa hàng Long Phụng nhé!