Vậy triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh thiếu máu cơ tim này như thế nào?. Hôm nay, Noireview.com sẽ giúp bạn tìm hiểu qua bài viết này nhé!
TÓM TẮT
- 1 Bệnh thiếu máu cơ tim là gì?
- 2 Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm?
- 3 Các triệu chứng nguy hiểm của bệnh thiếu máu cơ tim
- 4 Nguyên nhân dẫn đến bị bệnh thiếu máu cơ tim
- 5 Hướng dẫn xử trí khi gặp cơn đau ngực do thiếu máu cơ tim
- 6 Bốn phương pháp điều trị bệnh thiếu máu cơ tim và cách phòng ngừa:
- 7 Một vài câu hỏi về bệnh thiếu máu cơ tim
Bệnh thiếu máu cơ tim là gì?
Bệnh thiếu máu cơ tim (thiếu máu cục bộ cơ tim) là bệnh rất nguy hiểm với người lớn tuổi. Chúng thường xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm xuống nhanh chóng. Sự thiếu máu khiến cho tim không nhận được đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp mạch máu.
Lượng máu đến tim giảm nhanh là hậu quả của sự tắc nghẽn một phần hay toàn bộ các nhánh của động mạch vành. Bệnh thiếu máu cơ tim làm giảm khả năng bơm máu của tim, gây ra tổn thương rất lớn cho hệ thống tim mạch. Đặc biệt ở người cao tuổi.

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm?
Thực tế đây là bệnh lý về tim mạch khá là phổ biến với người cao tuổi. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời thì nó có thể trở nên nguy hiểm. Đồng thời, bệnh thiếu máu cơ tim cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị tốt.
Một số ví dụ chứng minh về bệnh thiếu máu cơ tim:
- Nhồi máu cơ tim: Khi màng xơ vữa không được ổn định, bong vỡ khỏi thành mạch và kéo theo các chất khác tụ hợp thành cục máu đông. Khi chúng đủ lớn sẽ làm các động mạch bị tắc nghẽn, gây ra nhồi máu cơ tim cấp. Nếu không cấp cứu kịp thời, cơ tim sẽ bị tổn hại vĩnh viễn, thấm chí là tử vong.
- Rối loạn nhịp tim: Rung tâm nhĩ và tâm thất là điều nguy hiểm nhất. Nếu gặp phải hai rối loạn này, bạn rất có thể sẽ bị đột quỵ, đột tử.
- Đột quỵ: Khi cục máu đông di chuyển lên não, nó sẽ làm ngăn máu lên não, chết mô não, tàn tật hay thiệt mạng.
- Suy tim: Đây là điều tất yếu khi tim của bạn không có đủ năng lượng nhưng vẫn phải hoạt động tích cực.
>>>Xem ngay: Những việc cần làm khi người thân bị đột quỵ.
Các triệu chứng nguy hiểm của bệnh thiếu máu cơ tim
Bệnh thiếu máu cơ tim sẽ có hai triệu chứng. Đó là điển hình và không điển hình. Dưới đây là thông tin gửi tới bạn.
Những triệu chứng thiếu máu cơ tim điển hình, rất phổ biến ở người bệnh:
- Đau thắt ngực ổn định: Cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh làm việc quá sức, xúc động mạnh hoặc gặp thời tiết lạnh… Cơn đau sẽ suy giảm khi bạn dùng thuốc giãn mạch hay nghỉ ngơi điều độ.
- Đau thắt ngực không ổn định: Cơn đau có thể xuất hiện cả khi bạn nghỉ ngơi, kèm theo đó là các triệu chứng như: khó thở, choáng váng đầu óc…
+ Tính chất: Cảm giác đau ở vùng ngực trái nơi tim. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu, còn nặng hơn là bị đè ép ở vùng sau xương ức lan tới cổ hàm, vai trái hoặc cánh tay trái. Bạn cũng có thể sẽ có cảm giác hồi hộp, lo âu, khó thở, vã mồ hôi…

Tần suất của các cơn đau là bất ổn định. Có thể vài tuần, vài tháng hoặc nặng thì vài ngày/lần. Thời gian đau chỉ kéo dài vài giây, vài phút và thường sẽ không quá 5 phút. Nhưng nếu bạn bị đau từ 15-20 phút, hãy nghĩ ngay tới nhồi máu cơ tim và sớm đi bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Một số triệu chứng thiếu máu cơ tim không điển hình như:
Có một số người bệnh sẽ không bị đau thắt ở bên ngực trái. Chúng được gọi là thể không đau ngực hay thiếu máu cơ tim thầm lặng. Điều này dễ xảy ra ở người bệnh bị tiểu đường lâu năm hay những người có ngưỡng chịu đau hơn hơn người bệnh khác.
Thay vì đau ngực, người bệnh sẽ có triệu chứng sau đây:
- Mệt mỏi.
- Khó thở.
- Nhịp tim nhanh.
- Phù chi hoặc phù phổi cấp.
- Muốn nôn nhưng không được, ăn uống khó tiêu, đầy hơi khó chịu.
- Ra nhiều mồ hôi.

Nguyên nhân dẫn đến bị bệnh thiếu máu cơ tim
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh thiếu máu cơ tim này. Tuy nhiên, nơi review sẽ chia ra thành 2 nguyên nhân chính:
Nguyên nhân trực tiếp:
- Bệnh mạch vành: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Nó xảy ra khi tích tụ các chất béo, cholesterol trong lòng mạch vành tạo ra các mảng xơ vữa. Điều này làm cản sự lưu thông của mạch máu.
- Các cục máu đông xuất hiện: Các cục máu đông hình thành khi các mảng xơ vữa động mạch dày lên. Sau đó thì xơ cứng và nứt vỡ. Những cục máu đông này sẽ làm tắc nghẽn động mạch máu tim. Từ đó làm giảm sự lưu thông máu lên tim để hoạt động.
- Co thắt động mạch vành: Khi có tình trạng này, máu lưu thông đến tim sẽ bị giảm xuống. Từ đó xuất hiện các triệu chứng như đau thắt ngực biến thể.
Nguyên nhân gián tiếp:
Ngoài ba nguyên nhân thường gặp trên thì còn có các nguyên nhân ít gặp hơn sau đây:
- Gia đình có người bị mắc bệnh về tim mạch, hút thuốc lá, ít vận động thể dục, bị bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…
- Hút thuốc lá: Đây là nguyên nhân thường gặp. Nó sẽ gây ra xơ vữa động mạch.
- Ít vận động thể dục: Dẫn đến tăng lượng mỡ, cholesterol trong cơ thể. Điều này gây ra thiếu máu cục cơ bộ tim.
- Tăng huyết áp: Bệnh này nếu để thời gian dài sẽ bị xơ vữa động mạch và tổn thương các động mạch vành tim.
- Bệnh tiểu đường: Tăng cholesterol trong máu.
Bạn có muốn tìm hiểu về các căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay?
Hướng dẫn xử trí khi gặp cơn đau ngực do thiếu máu cơ tim
Nếu chính bạn hay bất cứ ai bị đau ngực do bệnh thiếu máu cơ tim thì đừng bối rối. Hãy thật bình tĩnh và làm theo cách xử lý mà Noireview sẽ gửi bạn tới đây:
Đầu tiên, bạn hãy gọi cấp cứu ngay.
Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, hãy cho người bệnh uống hoặc nhai 4 viên thuốc Aspirin nếu có sẵn. Điều này sẽ ngăn chặn được sự phát triển của cục máu đông gây tắc động mạch vành tim.
Nhưng nếu bệnh nhân bị bất tỉnh, hãy thật tỉnh táo và làm theo các cách dưới đây:
- Quỳ gối ngang ngực người bệnh, lộ áo ngoài bệnh nhân.
- 1 tay đặt lên trán, 1 tay đặt lên cằm để khai thông đường thở.
- Bắt động mạch bên trong từ 5 đến 10 giây, tai áp vào miệng của bệnh nhân nghe hơi thở. Theo đó, mắt bạn nhìn ngực bệnh nhân theo dõi sự hít thở ra vào theo nhịp nẩy.
Nếu bệnh nhân không có mạch, bạn cần phải tiến hành ép tim nhanh chóng:
- Ép tim vị trí nửa dưới xương ức, ép sâu 5-6 cm tính theo chiều dài của ngón tay cái, tần suất 100-200 cái/ phút (2 cái/ giây). Đảm bảo được ngực nảy trở lại sau mỗi lần ép tim.
- Ép tim 30 lần thì hà hơi thổi ngạt cho người bệnh 2 lần.
- Hà hơi thổi ngạt bằng cách bịt mũi bệnh nhân, thổi miệng – miệng 1 giây. Đảm bảo ngực nẩy lên. Thời gian cách giữa 2 lần thổi ngạt không quá 10 giây.
- Ngừng việc ép tim khi có mạch.
- Nếu vẫn chưa có mạch, tiếp tục tiến hành ép tim, hà hơi thổi ngạt và kiểm tra như trên sau 2 phút cho đến khi đội cấp cứu đến.

Bốn phương pháp điều trị bệnh thiếu máu cơ tim và cách phòng ngừa:
Đầu tiên là về phòng ngừa:
- Bỏ thuốc lá.
- Giảm cân nếu thừa chất béo.
- Tập thể dục đều đặn.
- Chế độ ăn uống lành mạnh.
- Kiểm soát huyết áp bằng chế độ ăn uống và thuốc.
- Kiểm soát lượng đường trong máu, lipid máu.
Sau đó là về điều trị: Gồm điều trị nội khoa và tái thông mạch vành bằng can thiệp phẫu thuật nhanh chóng. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh thiếu máu cơ tim mà Noireview muốn chia sẻ đến bạn:
- Điều trị nội khoa.
- Kháng kết tập tiểu cầu.
- Liệu pháp statin.
- Chẹn beta giao cảm.
- Thuốc nhóm nitrat.
- Nhóm ức chế lên men chuyển/ ức chế thụ thể AT1.
- Chỉ định tái thông mạch vành.
Hãy tham khảo thêm về bệnh đột quỵ não, nếu bạn là một người quan tâm đến sức khỏe.

Một vài câu hỏi về bệnh thiếu máu cơ tim
1.Làm thế nào để chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim?
Có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim. Dưới đây là một số phương pháp:
- Điện tâm đồ.
- Điện tâm đồ gắng sức.
- Siêu âm tim thông thường và siêu âm tim gắng sức.
- Chụp cắt lớp vi tính mạch vành.
- Chụp động mạch vành qua ống thông.
2. Thiếu máu cơ tim có chữa được không?
Hiện nay, thì căn bệnh này vẫn chưa có biện pháp để chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, tùy thuộc theo tình hình của người bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ đưa ra các phương pháp làm giảm triệu chứng và nguy cơ biến thể.
Tóm lại, sức khỏe của con người là quý giá nhất. Có sức khỏe là có tất cả. Noireview.com mong bạn hãy quan tâm đến sức khỏe của chính mình. Để bản thân bạn có lối sống, làm việc và nghỉ ngơi thật tốt để không bị các căn bệnh nguy hiểm nói chung và bệnh thiếu máu cơ tim nói riêng.